Hoàng Kiên Thành

Người dùng

TINH GIẢN BIÊN CHẾ VÀ SÁP NHẬP HÀNH CHÍNH 2025: BỘ MÁY HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN "ĐẠI PHẪU"

Từ năm 2025, Việt Nam chính thức triển khai chương trình tinh giản biên chế và sắp xếp lại các đơn vị hành chính, bao gồm sát nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Đây được xem là một trong những cuộc cải cách hành chính sâu rộng nhất trong nhiều thập niên qua.

Hình ảnh mạng Internet 

Sáp nhập tỉnh – xã, bỏ cấp huyện: Bộ máy cũ sẽ "thu gọn" mạnh mẽ

Theo nghị quyết Trung ương 11 và chỉ đạo của Bộ Chính trị, từ ngày 1/7/2025, Việt Nam sẽ thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, tức bỏ cấp huyện và tiến hành sáp nhập một số tỉnh và xã. Dự kiến, số tỉnh thành sẽ giảm từ 63 xuống còn 34; số xã, phường giảm từ hơn 10.000 xuống còn khoảng 3.320 đơn vị.

Biên chế bị cắt mạnh, dôi dư lớn: Ai sẽ chịu ảnh hưởng?Theo lộ trình, cấp tỉnh dự kiến giảm hơn 18.440 biên chế, trong khi cấp xã có thể giảm tới 110.780 người. Thêm vào đó, khoảng 120.500 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cũng sẽ không còn vị trí tương ứng. Đối tượng bị tinh giản bao gồm cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp bộ máy, người yếu chuyên môn, vi phạm kỷ luật, hoặc người nghỉ việc theo nguyện vọng.

Chính sách nghỉ việc – Quy định chi trả, Theo Nghị định 154/2025/NĐ-CP, các đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ, bảo lưu bảo hiểm xã hội và các quyền lợi theo quy định. Tuy nhiên, có những nhóm cán bộ thuộc hệ thống chính trị vẫn được giữ lại cho đến khi có sự bố trí phù hợp, không bị tinh giản ngay.

Mục tiêu và lộ trình thực hiện, Theo Kết luận 40-KL/TW, mục tiêu đến năm 2026 là giảm ít nhất 5% công chức và 10% viên chức. Đối với các địa phương thực hiện sáp nhập, tỷ lệ giảm có thể đạt trên 20%. Giai đoạn 2025–2030 được xem là giai đoạn then chốt để hoàn thiện bộ máy hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.

Thách thức lớn: Tồn tại và ổn định công việc, Mặc dù chủ trương tinh giản là cần thiết, song nhiều địa phương vẫn đang lúng túng trong việc bố trí nhân sự dôi dư. Tại Bắc Ninh và Bắc Giang, thống kê cho thấy cần thêm hơn 7.000 cán bộ cấp xã để đảm bảo vận hành sau sáp nhập. Nhiều cán bộ dù đã nghỉ nhưng chưa rõ hướng đi tiếp theo, trong khi bộ máy mới chưa vận hành ổn định.

Cải cách hành chính với tinh thần “giảm cơ học, tăng hiệu quả” là bước đi đúng đắn nhưng cũng đầy thách thức. Việc ổn định tâm lý cán bộ, phân bổ hợp lý nhân sự, và minh bạch trong thông tin về quyền lợi sẽ là chìa khóa thành công. Cần tiếp tục giám sát, điều chỉnh chính sách phù hợp để không chỉ tinh gọn mà còn nâng tầm chất lượng bộ máy nhà nước trong giai đoạn tới.

HÀ LÊ

Loading...
Xem thêm bài viết